Thủ tục cấp mới giấy phép lao động cho người nước ngoài
Như các bạn đã biết thì giấy phép lao động là một trong những điều kiện để người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam (trừ những trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động). Vậy thủ tục xin cấp mới giấy phép lao động cho người nước ngoài được thực hiện như thế nào? Cùng Visa24h tìm hiểu qua bài viết này nhé.
THỦ TỤC CẤP MỚI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI |
|||
1 |
THẨM QUYỀN |
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc; | |
2 |
ĐIỀU KIỆN |
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đáp ứng những điều kiện sau:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; 2. Có sức khỏe phù hợp với công việc; 3. Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật; 4. Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài; 5. Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng lao động nước ngoài. |
|
3 |
CÁCH THỰC HIỆN |
Qua mạng điện tử, trực tiếp hoặc bưu chính. | |
4 |
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN |
Bước 1: | Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc. |
Bước 2: | Nhận kết quả sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. | ||
Bước 3: | Gửi bản sao hợp đồng lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp Giấy phép lao động trong trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động. | ||
5 |
HỒ SƠ |
Số lượng: | 01 bộ |
Thành phần: | 1. Giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc giấy khám sức khỏe khám tại Việt Nam tại các bệnh viện, phòng khám, có sở y tế đủ điều kiện theo quy định của Bộ y tế( trong thời hạn 12 tháng)
2. Lý lịch tư pháp của người nước ngoài cấp tại nước ngoài hoặc phiếu lý lịch số 1 được cấp tại Việt Nam (Được cấp không quá 06 tháng) 3. Bản chứng thực hộ chiếu và visa của người nước ngoài. 4. Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên ( Bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc nước ngoài tối thiểu là 03 năm,…) 5. 02 ảnh mầu, kích thước 4×6, phông nền trắng, không đeo kính. 6. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài (tùy từng trường hợp theo quy định: Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ, hợp đồng lao động, Điều lệ công ty…) Lưu ý: – Các giấy tờ được cấp ở nước ngoài hoặc được cấp bởi cơ quan Đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam phải được Hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng ra tiếng Việt. – Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước nơi người đó là công dân hoặc thường trú. Trường hợp ủy quyền theo quy định của pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú thì văn bản ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt. -Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. |
||
6 |
THỜI GIAN GIẢI QUYẾT |
07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ | |
7 |
ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN |
Người sử dụng lao động có lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện cấp giấy phép lao động | |
8 |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN |
Trường hợp đồng ý: Giấy phép lao động | |
Trường hợp từ chối: Văn bản trả lời nêu rõ lý do | |||
9 |
CĂN CỨ PHÁP LÝ |
– Bộ luật Lao động năm 2012;
– Nghị định số 11/2016/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ ngày 03 tháng 02 năm 2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; – Thông tư số 35/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28 tháng 12 năm 2016 Quy định việc xác định người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới không thuộc diện cấp giấy phép lao động. – Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh xã hội ngày 25 tháng 10 năm 2016 Hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Nghị định 11/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. |
LƯU Ý THỦ TỤC CẤP MỚI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
– Thủ tục cấp mới giấy phép lao động cho người nước ngoài nêu trên là hình thức trực tiếp. Đối với hình thức nộp hồ sơ qua mạng điện tử, đã được quy định tại Thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử. Bạn có thể tham khảo bài viết: Thủ tục cấp giấy phép lao động trực tuyến để nắm được một cách khái quát nội dung thủ tục.
– Phân biệt cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động. Cả Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đều có thể cấp giấy phép lao động.
– Các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ phải đáp ứng những yêu cầu cụ thể. Vì dung lượng bài viết có hạn nên nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết, hãy tham khảo thêm bài viết: Toàn bộ hồ sơ xin giấy phép lao động chi tiết, dễ hiểu nhé.
Đây là toàn bộ nội dung mà Visa24h muốn cung cấp cho bạn trong thủ tục cấp mới giấy phép lao động cho người nước ngoài. Nếu bạn còn bất cứ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.