Thủ tục đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Thủ tục đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hay thường được gọi là thủ tục xin miễn cấp giấy phép lao động. Tên chính xác nhất theo quy định của pháp luật là “thủ tục đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động“. Đây là một thủ tục mà người sử dụng lao động phải thực hiện khi sử dụng lao động nước ngoài mà không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Thủ tục đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hay xin miễn cấp giấy phép lao động
Chi tiết nội dung thủ tục được liệt kê theo bảng dưới đây:
Thủ tục xin miễn cấp giấy phép lao động |
|||
1 |
Thẩm quyền |
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài dự kiến làm việc | |
2 |
Điều kiện |
Người sử dụng lao động – sử dụng lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.
Xem các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tại đây. |
|
3 |
Cách thực hiện |
Trực tiếp hoặc/và bưu chính | |
4 |
Trình tự thực hiện |
Bước 1 | Trước ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài làm việc, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị xác nhận người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động |
Bước 2 | Bổ sung, sửa đổi (nếu có) | ||
Bước 3 | Nhận kết quả | ||
5 |
Hồ sơ |
Số lượng | 1 bộ |
Thành phần | – Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
– Danh sách trích ngang về người lao động nước ngoài với nội dung: họ, tên; tuổi; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc; vị trí công việc của người lao động nước ngoài; – Các giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; |
||
6 |
Thời hạn giải quyết |
03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ | |
7 |
Đối tượng thực hiện |
Người sử dụng lao động có lao động là người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động | |
8 |
Kết quả thực hiện |
– Trường hợp xác nhận: Văn bản xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; | |
– Trường hợp xác nhận: Văn bản trả lời nêu rõ lý do. | |||
9 |
Căn cứ pháp lý |
– Bộ luật Lao động năm 2012;
– Nghị định số 11/2016/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ ngày 03 tháng 02 năm 2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; – Thông tư số 35/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28 tháng 12 năm 2016 Quy định việc xác định người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới không thuộc diện cấp giấy phép lao động. – Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh xã hội ngày 25 tháng 10 năm 2016 Hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Nghị định 11/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. |
Còn đây là thủ tục xin miễn giấy phép lao động thông qua mạng điện tử:
Thủ tục xin miễn giấy phép lao động thông qua mạng điện tử |
|||
1 |
Thẩm quyền |
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội | |
2 |
Điều kiện |
Người sử dụng lao động sử dụng lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.
Xem các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tại đây. |
|
3 |
Cách thực hiện |
Qua mạng, trực tiếp hoặc/và bưu chính | |
4 |
Trình tự thực hiện |
Bước 1: | Trước ít nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc, người sử dụng lao động khai tờ khai và nộp hồ sơ dạng chứng từ điện tử qua cổng thông tin điện tử. |
Bước 2: | Trong thời hạn 03 ngày làm việc, nhận thư điện tử trả lời của cơ quan có thẩm quyền. | ||
Bước 3: | Nộp hồ sơ bản gốc trực tiếp hoặc thông qua bưu chính | ||
Bước 4: | Trong thời hạn không quá 08 giờ làm việc, nhận kết quả trực tiếp hoặc thông qua bưu chính | ||
5 |
Hồ sơ |
Số lượng: | 02 bộ: 1 bộ hồ sơ dạng chứng từ điện tử, 1 bộ hồ sơ bản gốc |
Thành phần: | – Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
– Danh sách trích ngang về người lao động nước ngoài với nội dung: họ, tên; tuổi; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc; vị trí công việc của người lao động nước ngoài; – Các giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; |
||
6 |
Thời hạn giải quyết |
03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ | |
7 |
Đối tượng thực hiện |
Người sử dụng lao động có lao động là người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động | |
8 |
Kết quả thực hiện |
– Trường hợp xác nhận: Văn bản xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; | |
– Trường hợp xác nhận: Văn bản trả lời nêu rõ lý do. | |||
9 |
Căn cứ pháp lý |
– Bộ luật Lao động năm 2012;
– Nghị định số 11/2016/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ ngày 03 tháng 02 năm 2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; – Thông tư số 35/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28 tháng 12 năm 2016 Quy định việc xác định người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới không thuộc diện cấp giấy phép lao động. – Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh xã hội ngày 25 tháng 10 năm 2016 Hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Nghị định 11/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. – Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 08 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử |
Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục
– Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Các giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động gồm:
+ Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người lao động sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam có nêu vị trí công việc, chức danh công việc và thời gian làm việc;
+ Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài là chuyên gia;
+ Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật;
+ Văn bản người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Văn bản chứng minh hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động trong phạm vi mười một ngành dịch vụ;