Thủ tục xin Visa Lao Động Việt Nam Cho Người Nước Ngoài
Số lượng người nước ngoài sinh sống và làm việc tại nước ta đang tăng lên theo cấp số nhân. Để lao động hợp pháp tại Việt Nam, trước tiên phải xin được Visa lao động Việt Nam (thị thực lao động) do đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại Việt Nam xét duyệt. Visa 24h chúng tôi sẽ hỗ trợ người nước ngoài các quy trình và làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để họ được cấp thị thực nhập cảnh kịp thời theo đúng quy định.
1. Ký hiệu & các loại Visa Lao Động Việt Nam cho người nước ngoài
Visa làm việc tại Việt Nam cho người nước ngoài gồm có 6 loại, mỗi loại có ký hiệu và thời hạn khác nhau:
1) Ký hiệu “LĐ” – Là Visa lao động cấp cho người nước ngoài đến lao động tại Việt Nam.
2) Ký hiệu “ĐT” – Là Visa lao động cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài tới Việt Nam hành nghề.
3) Ký hiệu “DN” – Là Visa lao động Việt Nam được cấp cho người nước ngoài vào làm việc cùng với doanh nghiệp tại Việt Nam.
4) Ký hiệu “NN1” – Là Visa lao động cấp cho người nước ngoài là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
5) Ký hiệu “NN2” – Là Visa lao động cấp cho người nước ngoài là người đứng đầu văn phòng đại diện. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
6) Ký hiệu “NN3” – Là Visa lao động cấp cho người nước ngoài vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

2. Điều kiện được cấp Visa Lao Động Việt Nam
1) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ giá trị đi lại quốc tế.
2) Có cơ quan, cá nhân, tổ chức tại Việt Nam mời, bảo lãnh.
3) Không thuộc các trường hợp chưa được nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật Xuất Nhập Cảnh Việt Nam số 47/2014/QH13.
(Tham khảo Luật Xuất Nhập Cảnh Việt Nam số 47/2014/QH13 có hiệu lực từ 01/1/2015)
Nếu người lao động có tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc với doanh nghiệp ở Việt Nam
1) Tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài vào làm việc phải là doanh nghiệp được thành lập theo đúng pháp luật Việt Nam;
2.Tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định hoặc giấy phép hoạt động được cấp.

3. Thủ tục xin công văn nhập cảnh và thủ tục xin cấp Visa Lao Động Việt Nam
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ xin cấp Visa cho người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Hộ chiếu bản gốc vẫn còn thời gian tối thiểu 6 tháng.
- 1 ảnh 3 x 4 được chụp trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.
- Visa đang sử dụng đối với trường hợp xin gia hạn thị thực.
- Công văn bảo lãnh của doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
- Mẫu tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi và gia hạn tạm trú (theo mẫu NA5).
- Giấy phép lao động hay giấy chứng nhận đầu tư đối với từng trường hợp nhất định.

Bước 2: Nộp hồ sơ, nhận giấy hẹn:
Nhân viên của doanh nghiệp, tổ chức nộp toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị tại Cục quản lý xuất nhập cảnh (Lưu ý người đi nộp phải mang giấy giới thiệu của doanh nghiệp, CCCD /CMND).
Người nước ngoài có nhu cầu xin Visa lao động Việt Nam có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại một số địa điểm sau:
- Miền Bắc: nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội, địa chỉ 44 – 46 Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Miền Nam: nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại TP HCM, địa chỉ 254 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Miền Trung: nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Đà Nẵng, số 7 Trần Quý Cáp, TP. Đà Nẵng.
Trong trường hợp nếu xin nhận thị thực tại Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức phải đóng lệ phí Fax tại quầy làm thủ tục.
Lịch tiếp nhận hồ sơ của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an là từ thứ 2 đến sáng thứ 7 trong tuần ngoại trừ ngày lễ.

Bước 3: Nhận kết quả:
Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ và đầy đủ Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ trả kết quả thông báo cho doanh nghiệp, tổ chức.
Trong công văn nhập cảnh Cơ quan xuất nhập cảnh sẽ ghi rõ thời gian nhập cảnh và nơi nhận thị thực.
Bước 4: Thông báo cho người nước ngoài:
Khi có kết quả duyệt nhập cảnh doanh nghiệp, tổ chức thông báo cho người nước ngoài đã hoàn thành thủ tục xin công văn nhập cảnh tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Bước 5: Nhận thị thực và đóng lệ phí:
Tại nơi nhận thị thực người xin cấp visa lao động Việt Nam điền và nộp Mẫu NA1 có dán ảnh 3cmx4cm + Hộ chiếu gốc + Bản copy của công văn nhập cảnh đã được duyệt tại Cục quản lý xuất nhập cảnh + Lệ phí xin cấp thị thực (Tại phòng nhận thị thực bảng lệ phí xin cấp thị thực được niêm yết công khai).
Tư vấn và giải đáp câu hỏi
Quý khách nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc cần trợ giúp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp để nhận được tư vấn tận tình từ visa 24h chúng tôi:
Địa chỉ: Số 42G Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0904004004
Email: hk_minhquan@vnn.vn
Website: https://visa24h.info